Xây dựng quy trình đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp

Xây dựng quy trình đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp

Xây dựng nguồn nhân lực nội bộ đang trở thành chiếc chìa khóa cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhưng để có một quy trình đào tạo nội bộ hoàn chỉnh là không dễ dàng. Nếu doanh nghiệp của bạn đang bắt tay xây dựng quy  đào tạo, đừng bỏ qua bài viết này của 123Train.vn.

1. Xây dựng quy trình đào tạo nội bộ là gì? 

Xây dựng quy trình đào tạo nội bộ là việc xác định mục tiêu, lên kế hoạch, tổ chức các khóa học và chương trình nhằm giúp các nhân viên trong doanh nghiệp đạt được các kỹ năng cần thiết trong trong công việc.

Đây được đánh giá là mục tiêu quan trọng của mỗi một doanh nghiệp, tạo tiền đề để doanh nghiệp đạt được các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong kinh doanh,  góp phần vào sự phát triển vững mạnh của từng doanh nghiệp. Đó cũng chính là mục đích của đào tạo nội bộ.

2. Đối tượng của quy trình đào tạo 

Tổng quan, có 3 nhóm đối tượng chính tham gia vào quá trình này, bao gồm: 

  • Nhân viên mới.
  • Nhân viên vẫn đang công tác 
  • Đội ngũ quản lý. 

Quy trình đào tạo nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một đội ngũ nhân sự giỏi về cả chuyên môn và kỹ năng, trở thành lực lượng nòng cốt trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. 

Thêm vào đó, đào tạo nội bộ còn là một tiêu chí quan trọng để thu hút nguồn nhân sự chất lượng cao và giữ chân họ ở lại. Bởi từ đó, người lao động có thể cho thấy được ích lợi, tiềm năng thăng tiến, phát triển thông qua các hoạt động trong quy trình này. 

3. Những nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng quy trình

Việc đào tạo phải là một quá trình liên tục được lên kế hoạch một cách chi tiết để đạt được hiệu quả tối đa. 

  • Đào tạo được đánh giá là hiệu quả khi nhân viên được áp dụng những kiến thức, thông tin mình thu được sau khoá đào tạo vào những điều kiện thực tế trong công việc.
  • Đào tạo được đánh giá là hiệu quả nếu người giám sát, người đào tạo chịu trách nhiệm cho tiến trình đào tạo của ứng viên và kết quả chung của chương trình đào tạo. Nhân viên nhận được sự quan tâm và hướng dẫn tận tâm, thân thiện và mang tính cá nhân. Điều này sẽ tạo nên sự tự tin cho nhân viên và mong muốn làm việc tốt hơn.

4. Các bước trong quy trình đào tạo

Để tạo ra một chương trình đào tạo phù hợp, hiệu quả, doanh nghiệp nên thực hiện đầy đủ các bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Trước khi tiến hành lập kế hoạch đào tạo nhân viên, doanh nghiệp phải tiến hành các buổi họp bàn giữa các cấp lãnh đạo, các phòng ban, các nhóm chuyên môn để xác định nhu cầu và mục tiêu hướng đến. 

Việc xác định dựa vào 2 nhu cầu chính: nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu cá nhân.

  •  Nhu cầu của doanh nghiệp thường hướng tới:
  • Bổ sung những kỹ năng nhân viên còn thiếu hụt: kỹ năng tổ chức sắp xếp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch,…
  • Hoàn thiện, nâng cao kiến thức chuyên môn của nhân sự, tăng năng suất lao động.
  • Nhu cầu cá nhân gồm có:
  • Kiến thức chuyên môn và kỹ năng còn thiếu cần được đào tạo, phát triển.
  • Thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức đào tạo.
  • Số lượng người tham gia.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch chi tiết

Xây dựng kế hoạch chi tiết sẽ giúp quá trình đào tạo đi đúng hướng, và nhanh chóng đạt được kết quả. Bản kế hoạch đầy đủ sẽ bao gồm các yếu tố: 

  • Tên chương trình đào tạo nội bộ
  • Đặt ra mục tiêu kế hoạch đào tạo 
  • Danh sách thông tin, số lượng người tham gia đào tạo
  • Cá nhân, bộ phận phụ trách
  • Nội dung và hình thức triển khai 
  • Chi phí cho công tác đào tạo
  • Thời gian, địa điểm tổ chức đào tạo

Bản kế hoạch đào tạo nội bộ càng chi tiết thì hiệu quả của kế hoạch phát triển nguồn nhân lực sẽ càng cao. 

Bước 3: Triển khai và đánh giá

Để đưa bản kế hoạch đi vào hoạt động thực tiễn, nhà quản lý cần thông báo tới nhân viên về tinh thần và lý do có chương trình đào tạo. Tránh tình trạng nhân viên không được nắm bắt được thông tin, xem nhẹ công tác tham gia với tâm thế hời hợt, không nhiệt tình từ đó dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp tốn kém chi phí mà hiệu quả thu lại không được bao nhiêu. 

Trong suốt quá trình diễn ra khóa học đơn vị đào tạo có trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi quá trình học tập của học viên. Cuối mỗi khóa học nên có một bước kiểm tra đánh giá chất lượng nhân sự bằng một bài kiểm tra hoặc khảo sát nhỏ.

Bước 4: Cải tiến quy trình

Sau mỗi một khoá học, nhà đào tạo và ban quản lý cần ngồi lại báo cáo lại tiến trình hoạt động và những thành tựu đạt được thông qua khóa học. Có thể sử dụng hình thức thu thập ý kiến của nhân viên để biết được điểm mạnh điểm yếu của chương trình và rút ra những bài học kinh nghiệm cho những lần sau 

5. Tổng kết 

Trên đây là những kinh nghiệm của 123Train.vn về vấn đề xây dựng quy trình đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tham khảo và sử dụng.

Ngoài ra, một giải pháp tối ưu, giúp đạt hiệu quả vượt trội, tối đa mà doanh nghiệp nên nên cân nhắc sử dụng đó là nền tảng Đào Tạo Nội Bộ của 123Train.vn, đăng ký dùng thử tại đây hoặc trực tiếp liên hệ tới: 

Phần mềm đào tạo nội bộ trực tuyến 123Train.vn 

Địa chỉ: Tầng 3 toà G1, FiveStar Garden, số 2 Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: cskh@123train.vn

SĐT: 0963 323 650

dao-tao-noi-bo

 482 total views,  2 views today

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *